Tuyến đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng có chiều dài 167 km. Là một trong 7 tuyến đường sắt chính của đường sắt Việt Nam. Đây là tuyến đường nối từ Thủ đô ngàn năm văn hiến đến vùng đất của những danh thắng thi ca. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một chút về tuyến đường sắt này nhé.
Tìm hiểu sơ lược về tuyến đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng

Tuyến đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng được xây dựng bởi người Pháp từ năm 1889. Nhằm mục đích vận chuyển, tiếp tế vũ khí quân sự cho vùng biên giới phía Bắc. Tuyến đường này có tuổi đời hơn 100 năm, chứng kiến nhiều biến cố, thăng trầm của lịch sử nước ta. Năm 1970, tuyến đường được đi vào hoạt động. Là chứng nhân lịch sử quan trọng. Cùng dân tộc ta trải qua hai cuộc chiến tranh ác liệt. Và có vai trò to lớn trong sự phát triển kinh tế đất nước.
Hiện nay Đường sắt Việt Nam có chiều dài khoảng 4161 km với hơn 2000 km đường chính tuyến. Hệ thống tuyến đường chia làm 7 tuyến chính, nằm dọc theo quốc lộ 1A, nối liền 35 tỉnh thành. Trong đó có tuyến đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng.
Do lượng khách không lớn, sau một thời gian khai thác dẫn đến thua lỗ. Tuyến đường đã nhiều lần ngừng bán vé và ngừng đón trả khách. Và cũng từng tái đi vào hoạt động. Nhưng Theo Báo Lao Động, do vắng khách và dịch bệnh. Từ ngày 30-4-2020, Ngành Đường sắt chính thức quyết định dừng tàu khách tuyến đường này. Hiện chỉ còn tàu hàng hoạt động.
Tuyến đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng có ga xuất phát, ga cuối là ga nào?

Trước ngày 30-4-2020, tuyến đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng xuất phát từ ga Gia Lâm (Hà Nội). Kết thúc hành trình tại ga Đồng Đăng (Lạng Sơn). Tổng chiều dài toàn tuyến là 167 km, đường đơn, khổ lồng 1000 mm và 1435 mm. Tuyến đường này đi qua 4 tỉnh và thành phố là Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang và Lạng Sơn.
Đôi nét về ga Gia Lâm
Ga Gia Lâm nằm trên địa phận phường Ngọc Lâm, quận Long Biên, Hà Nội. Được người Pháp xây dựng từ năm 1905. Ga Gia Lâm có lịch sử hơn 100 năm tuổi. Từng là nơi đặt nhà máy xe lửa quy mô bậc nhất Việt Nam thời thuộc địa. Ga được trang bị 4 đường ray chính và 2 đường ray phụ, phục vụ cho việc đón trả khách và xếp dỡ hàng hóa.
Ga Gia Lâm là một điểm của đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng, Hà Nội – Quán Triều, Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Hải Phòng. Từ Ga Gia Lâm, hành khách có thể đón các tuyến tàu đi các ga tại Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Thái Nguyên, Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Giang, Lạng Sơn.
Ga Gia Lâm là ga liên vận quốc tế đã được đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất cơ sở hạ tầng. Để phục vụ cho tàu khách xuất nhập cảnh đi tàu liên vận quốc tế Gia Lâm (Hà Nội) – Nam Ninh (Trung Quốc).
Đôi nét về ga Đồng Đăng
Ga quốc tế Đồng Đăng nằm ở đường Bắc Sơn, khu Ga, thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc. Cách thành phố Lạng Sơn khoảng 14 km về phía Đông Nam. Nó là ga cuối cùng của tuyến đường sắt Gia Lâm (Hà Nội) – Đồng Đăng (Lạng Sơn). Ga cũng nối với ga Bằng Tường thuộc tuyến đường sắt Hành Dương – Bằng Tường của Trung Quốc.
Ga Đồng Đăng nằm tại khu vực có diện tích khoảng 56.000m2. Bao gồm nhiều khu vực như khu trung tâm, quảng trường ga, phòng đợi tàu, khu đầu máy, cung đường sắt và bãi hóa trường. Có tổng cộng 10 đường sắt tại ga Đồng Đăng. Tất cả đều là đường sắt khổ lớn có thể phục vụ tàu khổ 1.000mm và 1.435mm.
Tuyến đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng từng dừng đỗ, đón trả khách tại những ga nào?

Xuất phát từ ga Gia Lâm đến ga Đồng Đăng. Trước khi có quyết định chính thức dừng hoạt động. Các chuyến tàu chạy trên tuyến đường sắt này dừng đỗ và đón trả khách tại 15 ga lớn nhỏ. Dưới đây là danh sách các ga mà tàu dừng đỗ:
Hà Nội, Long Biên, Gia Lâm, Yên Viên, Từ Sơn, Lim, Bắc Ninh, Sen Hồ, Bắc Giang, Kép, Phố Vị, Bắc Lệ, Đồng Mỏ, Lạng Sơn, Đồng Đăng (và ngược lại).
Vai trò của tuyến đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng trong hệ thống vận tải đường sắt
Tuyến đường sắt liên vận quốc tế Hà Nội – Đồng Đăng có vai trò quan trọng trong hệ thống vận tải đường sắt quốc gia. Khi vừa phục vụ nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hóa nội địa. Vừa là một trong hai tuyến đường sắt liên vận quốc tế kết nối với tuyến đường sắt Hành Dương – Bằng Tường của Trung Quốc. Giúp nâng cao năng lực giao thương.
Đồng thời có vai trò quan trọng trong phát triển kết cấu hạ tầng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn. Vai trò này góp phần xây dựng khu vực trở thành một trung tâm kinh tế động lực của tỉnh Lạng Sơn. Là cửa ngõ quan trọng cho hoạt động xuất nhập khẩu, thương mại, dịch vụ, du lịch. Giao thương hàng hóa giữa khu vực Đông Bắc Việt Nam và Trung Quốc.
Tuyến đường này cũng đóng góp vào phát triển giao lưu văn hóa và xã hội. Giữa Lạng Sơn và Trung Quốc nói riêng, giữa Việt Nam và Trung Quốc nói chung.
Vai trò to lớn là thế, nhưng thực tế hiện nay cho thấy tuyến đường sắt này kết cấu hạ tầng đã lạc hậu, xuống cấp. Gây nguy cơ mất an toàn chạy tàu và hạn chế năng lực khai thác vận tải.
Năng lực vận tải và kết quả hoạt động hiện nay
Năng lực vận tải của tuyến đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng
Tuyến đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng là đường ray lồng khổ 1.435 mm với khổ 1.000 mm. Đạt vận tốc trung bình gần 60 km/giờ. Thế nhưng trên tuyến có tới 105 đường cong bán kính nhỏ, nguy hiểm. Cùng với đó, nhiều thanh ray có thời gian khai thác dài. Đã bị mòn quá mức nhưng chưa được đầu tư thay thế.
Kết cấu hạ tầng trên tuyến đã lạc hậu, xuống cấp. Toàn tuyến đường sắt có 8 hầm tổng chiều dài hơn 1.900m. Kết cấu một số vỏ hầm bằng bê tông xi măng đã bị nứt nhỏ và rò nước. Có một cầu đặc biệt lớn, 4 cầu lớn, 9 cầu trung và 46 cầu nhỏ. Trong đó, cầu Long Biên hiện đã xuống cấp nghiêm trọng, cần sớm cải tạo.
Vì những lý do trên mà mặc dù tiềm năng khai thác, vai trò vận tải vô cùng lớn. Nhưng tuyến đường này đã không mang lại được khả năng như kỳ vọng.
Năng lực vận tải của ga Đồng Đăng
Ngược lại, trong những năm gần đây, hoạt động của ga Đồng Đăng lại cho kết quả rất tích cực.
Số liệu từ Chi cục Hải quan đã cho thấy năng lực vận tải và kết quả đạt được của ga Đồng Đăng như sau. Trong năm 2021, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu ga Đồng Đăng đã tăng 65,5% so với năm 2020. Đạt 162,4 triệu USD. Đặc biệt, trong 6 tháng đầu năm 2022, việc vận chuyển hàng hóa qua ga Đồng Đăng tiếp tục tăng mạnh. Đơn vị quản lý đã tiếp nhận và giải quyết thủ tục cho 1.691 bộ tờ khai, giám sát 699 chuyến tàu với 10.651 toa hàng hóa. Kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn ga Đồng Đăng tăng 145,5%.
Với vai trò là cửa khẩu quốc tế, ga Đồng Đăng trong tuyến đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng đã tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu. Trong 5 tháng đầu năm 2022, Chi cục Hải quan ga đường sắt Đồng Đăng đã tiếp nhận và giải quyết thủ tục xuất nhập khẩu cho 295 doanh nghiệp đăng ký, tăng 251,1% so với năm 2021. Cửa khẩu này cũng cho phép thực hiện nhiều loại hình xuất nhập khẩu như quá cảnh, chuyển cửa khẩu, tạm nhập, tái xuất. Điều này giúp giảm ùn tắc và tối ưu hóa việc vận chuyển hàng hóa. Trong những năm gần đây, Việt Nam xuất khẩu hàng tấn vải thiều sang Trung Quốc.
Phương hướng cải thiện, nâng cấp.
Nhu cầu cải tạo nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng đang trở nên cấp thiết theo từng năm. Cục Đường sắt Việt Nam vừa kiến nghị Bộ GTVT bố trí hơn 2.230 tỷ đồng cải tạo tuyến đường sắt này.
Kinh phí đầu tư dự kiến bố trí từ nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2026 – 2031 nhằm cải tạo đường. Nâng bán kính đường cong tại các điểm nghẽn về vận tải, gia cố cống, hệ thống thoát nước và nền đường yếu. Đường ga, nhà ga, hầm yếu cũng được cải tạo nhằm bảo đảm an toàn, xóa bỏ điểm đen gây hạn chế tốc độ.
Kỳ vọng tuyến đường sắt này sau khi được đầu tư nâng cấp. Sẽ giúp nâng cao an toàn chạy tàu. Năng lực chuyên chở hàng hóa đồng thời tăng cường vận tải liên vận quốc tế giữa Việt Nam với Trung Quốc và châu Âu. Thúc đẩy giao thương và hoàn thiện hệ thống vận tải quốc gia.
Mua vé tàu trên toàn quốc
Ngày nay việc mua vé tàu đã thuận tiện hơn rất nhiều. Bạn không cần phải tới đại lý bán vé tàu hay ra ga. Bạn có thể gọi điện vào số Tổng đài đặt vé tàu hoả toàn quốc 1900 636 212.
Hoặc bấm mã vùng + 7 305 305 để mua vé ở bất kỳ ở đâu, bất kỳ khi nào bạn muốn. Ví dụ 02473 053 053

Tham khảo bản đồ Đường sắt để mua vé tàu

Hiện nay tuyến đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng có vai trò quan trọng trong việc chuyên chở hàng hoá. Thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, kinh tế đất nước. Góp phần hoàn thiện hệ thống Đường sắt Việt Nam cũng như hệ thống vận tải của nước nhà. Hi vọng bài viết trên mang lại cho bạn nhiều thông tin bổ ích để hiểu hơn về tuyến đường sắt quan trọng này.