Tuyến đường sắt Hà Nội – Thái Nguyên

Tuyến đường sắt Hà Nội – Thái Nguyên có chiều dài 55 km. Là một trong 7 tuyến đường sắt chính của đường sắt Việt Nam. Đây là tuyến đường nối từ Thủ đô ngàn năm văn hiến đến vùng đất của những đồi chè bất tận. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một chút về tuyến đường sắt này nhé.

Tuyến đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên
Tuyến đường sắt Hà Nội – Thái Nguyên

Tìm hiểu sơ lược về tuyến đường sắt Hà Nội – Thái Nguyên

Tuyến đường sắt Hà Nội – Thái Nguyên được Đảng và Nhà nước ta xây dựng vào năm 1959. Đầu năm 1959, Nhà nước ta quyết định xây dựng khu gang thép Thái Nguyên. Và xây dựng tuyến đường sắt từ Đông Anh (Hà Nội) lên Thái Nguyên. Ngày 30/8/1960, sau gần 14 tháng thi công, tuyến đường được đi vào hoạt động. Chuyến tàu đầu tiên  đã chạy từ Hà Nội lên Thái Nguyên. Từ đó, tuyến đường đảm nhận vận tải hành khách và vận tải hàng hoá từ Hà Nội đi Thái Nguyên và ngược lại.

Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tuyến đường là nơi tiếp nhận hàng hoá viện trợ của nước ngoài qua phía Trung Quốc. Theo đường bộ chuyển vào tiếp viện cho chiến trường miền nam. Đồng thời vận chuyển các sản phẩm của nhà máy Gang thép Thái Nguyên đi mọi miền đất nước.

Hiện nay Đường sắt Việt Nam có chiều dài khoảng 4161 km với hơn 2000 km đường chính tuyến. Hệ thống tuyến đường chia làm 7 tuyến chính, nằm dọc theo quốc lộ 1A, nối liền 35 tỉnh thành. Trong đó có tuyến đường sắt Hà Nội – Thái Nguyên.

Do lượng khách không lớn, sau một thời gian khai thác dẫn đến thua lỗ. Tuyến đường đã nhiều lần ngừng đón trả khách và dừng hoạt động.

Tuyến đường sắt Hà Nội – Thái Nguyên có ga xuất phát, ga cuối là ga nào?

Ga Đông Anh
Ga Đông Anh

Tuyến đường sắt Hà Nội – Thái Nguyên xuất phát từ ga Đông Anh (Hà Nội). Kết thúc hành trình tại ga Quán Triều (Thái Nguyên). Tổng chiều dài toàn tuyến là 55km, đường đơn, khổ lồng 1000 mm và 1435 mm.

Tuyến đường giai đoạn chống Mỹ cứu nước được ví như tuyến “huyết mạch” vận chuyển hàng hoá, khí tài quân sự. Chi viện cho miền Nam ruột thịt. Đường sắt Hà Nội – Thái Nguyên thời kỳ thịnh vượng gắn liền với những chuyến tàu chật cứng hàng hoá và hành khách đi tàu. Là mũi nhọn phát triển kinh tế thời bấy giờ. Giai đoạn 1972, tuyến đường này bị hư hỏng nặng do bị Mỹ oanh tạc, ném bom. Sau khi hoà bình được lập lại, đường sắt Hà Nội – Thái Nguyên được tu sửa.

Theo Báo Lao động do không có khách, từ ngày 16/3/2020. Công ty Cổ phần đường sắt Hà Nội quyết định tạm dừng chạy các đôi tàu QT1/QT2. Chặng Hà Nội – Quán Triều (Thái Nguyên). Từ đó đến nay, tuyến đường chỉ chạy tàu hàng, 1 tháng tối đa 4 chuyến.

Đôi nét về ga Đông Anh

Ga Đông Anh nằm  tổ 13, thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, Hà Nội. Đường ga Đông Anh dài 1600m, rộng 10,5m. Ga Đông Anh cách ga Hà Nội 21km, cách ga Sài Gòn 1705km.

Ga Đông Anh là một điểm của đường sắt Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội –  Thái Nguyên. Từ Ga Đông Anh, hành khách có thể đón các tuyến tàu đi các ga tại Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Thái Nguyên.

Ga Đông Anh gắn liền với cuộc khởi nghĩa dành chính quyền của nhân dân huyện Đông Anh trong Cách mạng tháng tám năm 1945. Nhà ga là chứng nhân lịch sử quan trọng và có ý nghĩa phát triển kinh tế khu vực và kinh tế nước nhà.

Đôi nét về ga Quán Triều

Ga Quán Triều là một điểm của đường sắt Hà Nội – Quán Triều với ga đường sắt Quán Triều – Núi Hồng. Nhà ga thuộc địa phận đường Dương Tự Minh, Quán Triều, thành phố Thái Nguyên. Từ ga Quán Triều, hành khách có thể đón các tuyến tàu đi ga Thái Nguyên, Lưu Xá, Phổ Yên, Trung Giã, Đông Anh.

Ga Quán Triều từng là nơi tập kết quân lương, đạn dược, chuyên chở bộ đội ta chi viện cho miền Nam những năm tháng chống Mỹ cứu nước. Tại đây đã hứng chịu nhiều trận bom đánh phá của địch. Cũng là nơi đau thương chứng kiến sự hi sinh của hàng chục cán bộ, công nhân làm việc tại nhà ga.

Chiến tranh đã đi qua, hiện nay ga Quán Triều bị xuống cấp nghiêm trọng. Hi vọng sắp tới, nhà ga sẽ nhận được sự đầu tư sửa chữa của Chính phủ. Tuyến đường sắt Hà Nội – Quán Triều lại được hoạt động trở lại, phục vụ chuyên chở hành khách từ Hà Nội đi Thái Nguyên và ngược lại.

Tuyến đường sắt Hà Nội – Thái Nguyên từng dừng đỗ, đón trả khách tại những ga nào?

Ga Quán Triều
Ga Quán Triều

Xuất phát từ ga Đông Anh đến ga Quán Triều. Trước khi có quyết định chính thức dừng hoạt động. Các chuyến tàu chạy trên tuyến đường sắt này dừng đỗ và đón trả khách tại 5 ga lớn nhỏ. Dưới đây là danh sách các ga mà tàu dừng đỗ:

Đông Anh, Phổ Yên, Lưu Xá, Thái Nguyên, Quán Triều (và ngược lại).

Vai trò của tuyến đường sắt Hà Nội – Thái Nguyên trong hệ thống vận tải đường sắt

Tuyến đường sắt Hà Nội – Thái Nguyên trước đây có vai trò quan trọng trong hệ thống vận tải đường sắt quốc gia. Khi vừa phục vụ nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hóa nội địa. Vừa là  quan trọng tập kết và vận chuyển bộ đội, quân nhu, yếu phẩm chi viện cho kháng chiến.

Đây là tuyến đường quan trọng nối liền vùng đồng bằng sông Hồng với khu công nghiệp sông Công và thành phố Thái Nguyên. Trước năm 1975, các sản phẩm gang thép của khu công nghiệp Thái Nguyên. Được tuyến đường chuyên chở từ Thái Nguyên về Hà Nội, rồi phân bố đi cả nước. Góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng kinh tế tỉnh Thái Nguyên, các tỉnh Tây Bắc và đất nước thời kỳ sau chiến tranh.

Vai trò to lớn là thế, nhưng thực tế hiện nay cho thấy tuyến đường sắt này kết cấu hạ tầng đã lạc hậu, xuống cấp. Gây nguy cơ mất an toàn chạy tàu và hạn chế năng lực khai thác vận tải. Vì vậy, từ ngày 16/3/2020 tuyến đường này đã ngừng vận tải hành khách. Theo Báo Lao động, từ năm 2019 trở về trước, mỗi ngày 1 chuyến tàu đi và về, thu về 4 tỉ đồng/ năm. Cùng với tuyến Hà Nội – Đồng Đăng cũng báo lỗ. Tổng 1 năm cả 2 tuyến báo lỗ 15 tỉ đồng.

Năng lực vận tải và kết quả hoạt động hiện nay

Năng lực vận tải của tuyến đường sắt Hà Nội – Thái Nguyên

Tuyến đường sắt Hà Nội – Thái Nguyên là đường đơn, khổ lồng 1000 mm và 1435 mm. Chiều dài 55 km. Trên tuyến có nhiều thanh ray có thời gian khai thác dài. Đã bị mòn quá mức nhưng chưa được đầu tư thay thế.

Kết cấu hạ tầng trên tuyến đã lạc hậu, xuống cấp. Hiện tại, tuyến đường chủ yếu chỉ chở hàng, chỉ yếu là than. Mỗi tháng, ga Quán Triều có 4 chuyến chở than vào Thanh Hoá.

Vì những lý do trên mà mặc dù tiềm năng khai thác, vai trò vận tải vô cùng lớn. Nhưng tuyến đường này đã không mang lại được khả năng như kỳ vọng.

Phương hướng cải thiện, nâng cấp.

Nhu cầu cải tạo nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội – Thái Nguyên đang trở nên cấp thiết theo từng năm.

Từ giữa năm 2020, Thủ tướng đã có quyết định dùng ngân sách Nhà nước để trợ giá, duy trì chạy tàu khách. Để đảm bảo an sinh, xã hội. Hỗ trợ việc đi lại của người nghèo, học sinh, sinh viên, bệnh nhân đi thăm khám chữa bệnh. Tuy nhiên tới nay, việc trợ giá chưa được thực hiện. Do không có định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá. Để làm cơ sở xây dựng mức hỗ trợ.

Tháng 1 năm 2025, Sở Văn hoá Thể thao Du lịch, Sở Giao thông Vận tải Thái Nguyên và Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam. Đã thống nhất đẩy mạnh quảng bá văn hoá trà. Giới thiệu điểm đến du lịch trên tuyến đường sắt Hà Nội – Thái Nguyên.

Ngày 1/1/2025, chạy đôi tàu phục vụ an ninh xã hội tuyến Hà Nội – Thái Nguyên xuất phát từ ga Gia Lâm. Mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ. Thu hút khách tham gia di chuyển đường sắt. Tăng cường quảng bá du lịch xứ chè. Kế hoạch dự kiến sẽ có 2 loại tàu. Tàu chở khách sẽ chạy cố định hàng ngày, còn tàu du lịch sẽ chạy vào 3 ngày cuối tuần. Tại các nhà ga sẽ trưng bày các sản phẩm tiêu biểu. Quảng bá du lịch địa phương. Mong muốn mô hình này sẽ thúc đẩy ngành vận tải đường sắt. Kích cầu du lịch tại địa phương. Nhưng từ ngày 1/1/2025 chưa thấy tuyến tàu được mở chạy lại.

Mua vé tàu trên toàn quốc

Ngày nay việc mua vé tàu đã thuận tiện hơn rất nhiều. Bạn không cần phải tới đại lý bán vé tàu hay ra ga. Bạn có thể gọi điện vào số Tổng đài đặt vé tàu hoả toàn quốc 1900 636 212

Hoặc bấm mã vùng + 7 305 305 để mua vé ở bất kỳ ở đâu, bất kỳ khi nào bạn muốn. Ví dụ 02473 053 053

Liên hệ đặt vé tàu trên toàn quốc
Liên hệ đặt vé tàu trên toàn quốc

Tham khảo bản đồ Đường sắt để mua vé tàu

Bản đồ đường sắt Việt Nam
Bản đồ đường sắt Việt Nam

Tuyến đường sắt Hà Nội – Thái Nguyên có vai trò quan trọng trong việc chuyên chở hàng hoá. Thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, kinh tế đất nước. Góp phần hoàn thiện hệ thống Đường sắt Việt Nam cũng như hệ thống vận tải của nước nhà. Hi vọng trong tương lai, tuyến đường sẽ được đầu tư trở lại. Tiếp tục có những chuyến tàu vận tải hành khách, đảm bảo an sinh xã hội.

Viết một bình luận

0765 302 302

  • Hà Nội (HAN)
  • Hồ Chí Minh (SGN)
  • Đà Nẵng (DAD)
  • Nha Trang (CXR)
  • Phú Quốc (PQC)
  • Huế (HUI)
  • Cần Thơ (VCA)
  • Vân Đồn (VDO)
  • Hải Phòng (HPH)
  • Thanh Hóa (THD)
  • Đà Lạt (DLI)
  • Quy Nhơn (UIH)
  • Cà Mau (CAH)
  • Chu Lai (VCL)
  • Buôn Ma Thuột (BMV)
  • Điện Biên (DIN)
  • Đồng Hới (VDH)
  • Tuy Hoà (TBB)
  • Pleiku (PXU)
  • Rạch Giá (VKG)
  • Vinh (VII)
  • Bali (DPS)
  • Bangkok (BKK)
  • Chiang Mai (CNX)
  • Jakarta (CGK)
  • Kuala Lumpur (KUL)
  • Luang Prabang (LPQ)
  • Manila (MNL)
  • Phnom Penh (PNH)
  • Phuket (HKT)
  • Siem Reap (REP)
  • Sihanoukville (KOS)
  • Singapore (SIN)
  • Vientiane (VTE)
  • Amsterdam (AMS)
  • Barcelona (BCN)
  • Frankfurt (FRA)
  • Geneva (GVA)
  • London (LHR)
  • Lyon (LYS)
  • Madrid (MAD)
  • Marseille (MRS)
  • Montpellier (MPL)
  • Moscow (SVO)
  • Nice (NCE)
  • Paris (CDG)
  • Prague (PRG)
  • Rome (ROM)
  • Toulouse (TLS)
  • Vienna (VIE)
  • Zurich (ZRH)
  • Amsterdam (AMS)
  • Barcelona (BCN)
  • Frankfurt (FRA)
  • Geneva (GVA)
  • London (LHR)
  • Lyon (LYS)
  • Madrid (MAD)
  • Marseille (MRS)
  • Montpellier (MPL)
  • Moscow (SVO)
  • Nice (NCE)
  • Paris (CDG)
  • Prague (PRG)
  • Rome (ROM)
  • Toulouse (TLS)
  • Vienna (VIE)
  • Zurich (ZRH)
  • Brisbane (BNE)
  • Melbourne (MEL)
  • Perth (PER)
  • Sydney (SYD)
  • Atlanta Hartsfield (ATL)
  • Austin (AUS)
  • Boston, Logan (BOS)
  • Chicago IL (CHI)
  • Dallas Fort Worth (DFW)
  • Denver (DEN)
  • Los Angeles (LAX)
  • Miami (MIA)
  • Minneapolis/St.Paul (MSP)
  • New York (JFK)
  • Portland (PDX)
  • San Francisco (SFO)
  • Seattle, Tacoma (SEA)
  • St Louis, Lambert (STL)
  • Vancouver (YVR)
  • Washington (WAS)